Để mua được những miếng đậu an toàn, các bạn hãy tham khảo những thông tin sau nhé!
Vì lợi nhuận một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào đậu phụ. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt đậu phụ có thạch cao hay không?
Đậu phụ là món ăn dân dã và lành tính, được ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Từ đậu phụ người ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Về giá trị dinh dưỡng, đậu phụ là thực phẩm giàu protein, Trong 100g đậu phụ, hàm lượng protein chiếm khoảng hơn 34%. Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin khá tốt cho cơ thể, đặc biệt loại thực phẩm này còn hỗ trợ cho việc phòng và điều trị một số bệnh như: bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, sản phẩm này cũng đang có những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Vì lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào đậu trong quá trình sản xuất. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.
Nhiều người đã tìm đến siêu thị để chọn mua loại đậu có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng, chất lượng đảm bảo. Tại siêu thị thường bán 2 loại đậu phụ thường và đậu phụ non. Tuy nhiên, nhiều người cũng không thật tin tưởng và làm thế nào để nhận biết đậu phụ có thạch cao hay không? Lời khuyên sau đây của chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm.
Theo PGS. TS. Lê Thị Hương, Bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, nếu ăn phải đậu phụ có thạch cao thì chắc chắn không có dinh dưỡng tốt như đậu phụ bình thường, ngược lại nó còn gây thêm các tác dụng phụ, chất đó sẽ lắng đọng trong thành ruột, trong thận, điều này sẽ không tốt cho cơ thể.
Thông thường, một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại. Còn đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao và độ cứng, độ chắc nhiều hơn rất nhiều đậu phụ tươi bình thường.
Tuy là món ăn ngon, nhưng đậu phụ thường là món ăn khó để được lâu, dễ hỏng. Dưới đây là một số bí quyết để bảo quản đậu phụ được lâu:
- Khi mua đậu non ở siêu thị về nên bảo quản ngay vào tủ lạnh. Nếu không sử dụng hết thì cũng phải cho sản phẩm vào hộp đậy kín, rồi cho vào tủ lạnh, và vẫn phải lưu ý hạn sử dụng.
- Đối với những đậu phụ mua từ chợ thì càng phải bảo quản cẩn thận hơn và cũng chỉ lưu ý sử dụng trong ít ngày. Khi mua đậu phụ về cần rửa sạch, rồi cho vào hộp, đổ ngập nước, sau đó cho vào tủ lạnh. Để bảo quản được lâu, cần thay nước, để cho đậu được tươi ngon.
- Với các cách bảo quản như trên, ta có thể giữ được đậu từ 5 - 7 ngày. Nếu nước ngâm đậu có màu vàng thì cũng không có nghĩa là đậu đã hỏng, vì nước màu vàng đậm đặc đó là do sữa đậu nành ở trong đậu tiết ra, chúng sẽ bị phân huỷ khi gặp nước.
Theo Thùy Minh (VnMedia)
Friday, October 26, 2012
Đùi gà hầm nấm và bí đỏ
Trời mát thưởng thức món gà nấu kiểu này thật là tuyệt!
Nguyên liệu:
- Đùi gà: 2 cái
- Nấm kim châm: 1 gói
- Nấm hương: 10 tai
- Cà rốt: 1 củ
- Bí đỏ: ¼ củ loại vừa
- Hành hoa, mùi tàu
- Hành, tỏi: 1 củ
- Gia vị: Bột nêm, dầu ăn, mì chính, dầu hào.
Cách làm:
Bước 1: Đùi gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
Bước 2: Ướp đùi gà với hành, tỏi băm cùng dầu hào, bột nêm. Ướp 30 phút.
Bước 3: Cà rốt, bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, tỉa hoa thái khúc.
Nấm cắt bỏ gốc rửa sạch. Nấm hương rửa sạch, ngâm nở. Giữ lại phần nước nấm.
Bước 4: Cho gà vào nồi xào sơ qua. Đổ nước xâm sấp mặt thịt gà. Đun nhỏ lửa để gà chín mềm.
Bước 5: Khi thịt gà chín mềm cho cà rốt, bí đỏ vào. Nêm gia vị vừa miệng
Bước 6: Tiếp đến cho nấm kim châm, nấm hương vào đun sôi.
Bước 7: Cho 1 thìa bột năng vào nồi và khuấy đều để nước có độ sánh.
Bước 8: Cuối cùng cho hành hoa, mùi tàu, nêm mì chính vào rồi tắt bếp cho canh đùi gà hầm nấm ra bát dùng nóng.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Hải Hương(Eva)
Nguyên liệu:
- Đùi gà: 2 cái
- Nấm kim châm: 1 gói
- Nấm hương: 10 tai
- Cà rốt: 1 củ
- Bí đỏ: ¼ củ loại vừa
- Hành hoa, mùi tàu
- Hành, tỏi: 1 củ
- Gia vị: Bột nêm, dầu ăn, mì chính, dầu hào.
Cách làm:
Bước 1: Đùi gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
Bước 2: Ướp đùi gà với hành, tỏi băm cùng dầu hào, bột nêm. Ướp 30 phút.
Bước 3: Cà rốt, bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, tỉa hoa thái khúc.
Nấm cắt bỏ gốc rửa sạch. Nấm hương rửa sạch, ngâm nở. Giữ lại phần nước nấm.
Bước 4: Cho gà vào nồi xào sơ qua. Đổ nước xâm sấp mặt thịt gà. Đun nhỏ lửa để gà chín mềm.
Bước 5: Khi thịt gà chín mềm cho cà rốt, bí đỏ vào. Nêm gia vị vừa miệng
Bước 6: Tiếp đến cho nấm kim châm, nấm hương vào đun sôi.
Bước 7: Cho 1 thìa bột năng vào nồi và khuấy đều để nước có độ sánh.
Bước 8: Cuối cùng cho hành hoa, mùi tàu, nêm mì chính vào rồi tắt bếp cho canh đùi gà hầm nấm ra bát dùng nóng.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Hải Hương(Eva)
3 món ngon từ vịt
Chế biến vịt thành các món ngon để thay đổi khẩu vị cho cả nhà nhé.
Vịt nướng
Nguyên liệu:
- Vịt: 1 con
- Hành, tỏi, giềng, mẻ, xả
- Sa tế
- Gia vị: tiêu, dầu ăn, đường, rượu trắng.
Thực hiện:
- Vịt sau khi làm sạch đem mổ phanh, để có thể xiên nướng, hoặc kẹp vỉ.
- Sả, hành, tỏi bóc vỏ rửa sạch rồi băm nhỏ, trộn hỗn hợp này với dầu ăn, sa tế, gia vị, hạt tiêu.
- Ướp vịt đã rửa sạch vào cùng hỗn hợp gia vị trên, để khoảng 20 phút cho thịt vịt ngấm đều các loại gia vị.
- Sau đó kẹp vịt vào vỉ, nướng trên bếp than hoa 20 phút cho đến khi thịt vịt chín đều từ trong ra ngoài, da vịt có màu vàng cánh gián, không cháy là được. Thịt vịt nướng đạt chuẩn sẽ có màu vàng cánh gián rất hấp dẫn.
- Món này thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất, chấm cùng nước sốt chao, ăn kèm rau thơm, rau húng.
- Đặc biệt, khi thưởng thức, thịt vịt nướng có mùi thơm hấp dẫn, miếng thịt chắc, ngọt đậm đà, dậy mùi thơm của các loại gia vị sả, tỏi, hành. Khi chấm cùng nước sốt chao món ăn sẽ tạo nên vị thơm ngon rất đặc sắc khiến người ta ăn đến no bụng mà không thấy chán.
Vịt om sấu
Nguyên liệu:
- Vịt đã làm sạch: 1 con
- Sấu: 5 - 6 quả (tùy khẩu vị ăn chua nhà bạn)
- Nước dừa: 1 bát tô
- Khoai sọ: 500gr
- Rau muống: 1 mớ
- Rau ngổ hương, hành khô, tỏi, gừng, rượu, ớt, sả, mắm, muối, hạt nêm, gia vị.
Cách làm:
- Vịt mua về làm sạch bằng cách sát một lượt muối, rửa sạch với nước rồi lại sát gừng và rượu cho vịt đỡ bị hôi. Chặt thịt vịt thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp với một chút hạt nêm, mắm, gia vị và dầu ăn (cho thịt vịt được mềm).
- Khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, bổ đôi rồi ngâm vào nước cho ra bớt nhựa (cũng có thể luộc sơ qua khoai rồi bóc vỏ cho dễ). Sấu cạo bỏ vỏ, rửa sạch.
- Hành, tỏi và gừng lột (cạo) bỏ vỏ, băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái nhỏ. Sả rửa sạch, thái vát.
Làm nóng dầu ăn trong chảo rồi cho tất cả hành, tỏi, gừng, ớt, sả đã băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó cho thịt vịt vào xào cho tới khi thịt săn lại. Kế tiếp cho khoai sọ vào xào sơ qua.
- Chút thịt vịt đã được xào săn vào một chiếc nồi cùng sấu và nước dừa. Đun cho đến khi nước sôi thì hạ bớt lửa để ninh thịt vịt liu riu cho đến khi thịt chín mềm.
- Khi thịt vịt om sấu đã chín mềm, gạt thịt và khoai sang một bên rồi cho rau muống vào đun, thi thoảng dùng đũa trở đều và nhấn rau xuống để rau được chín đều. Cho rau ngổ hương đã thái nhỏ vào, đảo nhẹ. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Cháo vịt
Nguyên liệu:
- 1 con vịt xiêm.
- 500g gạo tấm ngon.
- Nước mắm, muối, đường.
- Gừng, hành tím nướng thơm.
Thực hiện:
- Gạo vo sạch, để ráo nước. Rang gạo trên lửa nhỏ cho đến khi gạo thật ráo, hạt có màu trong là được.
- Vịt rửa sạch với nước pha rượu trắng và gừng. Để ráo, cho vào nồi nước sôi, trụng cho vịt phồng căng, vớt ra, xả nước lạnh.
- Đun nước sôi, cho gừng, hành nướng vào nồi, nêm một chút nước mắm, muối, đường.
- Cho vịt vào luộc. Vịt chín, vớt ra để nguội, chặt miếng.
- Cho gạo tấm đã rang vào nước luộc vịt, nấu cho đến khi cháo chín.
- Ăn kèm bắp cải, bắp chuối bào mỏng, trộn dầu giấm, hành tím cắt mỏng, rau răm và nước mắm gừng, tùy theo khẩu vị của bạn nhé.
(Tổng hợp)
Vịt nướng
Nguyên liệu:
- Vịt: 1 con
- Hành, tỏi, giềng, mẻ, xả
- Sa tế
- Gia vị: tiêu, dầu ăn, đường, rượu trắng.
Thực hiện:
- Vịt sau khi làm sạch đem mổ phanh, để có thể xiên nướng, hoặc kẹp vỉ.
- Sả, hành, tỏi bóc vỏ rửa sạch rồi băm nhỏ, trộn hỗn hợp này với dầu ăn, sa tế, gia vị, hạt tiêu.
- Ướp vịt đã rửa sạch vào cùng hỗn hợp gia vị trên, để khoảng 20 phút cho thịt vịt ngấm đều các loại gia vị.
- Sau đó kẹp vịt vào vỉ, nướng trên bếp than hoa 20 phút cho đến khi thịt vịt chín đều từ trong ra ngoài, da vịt có màu vàng cánh gián, không cháy là được. Thịt vịt nướng đạt chuẩn sẽ có màu vàng cánh gián rất hấp dẫn.
- Món này thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất, chấm cùng nước sốt chao, ăn kèm rau thơm, rau húng.
- Đặc biệt, khi thưởng thức, thịt vịt nướng có mùi thơm hấp dẫn, miếng thịt chắc, ngọt đậm đà, dậy mùi thơm của các loại gia vị sả, tỏi, hành. Khi chấm cùng nước sốt chao món ăn sẽ tạo nên vị thơm ngon rất đặc sắc khiến người ta ăn đến no bụng mà không thấy chán.
Vịt om sấu
Nguyên liệu:
- Vịt đã làm sạch: 1 con
- Sấu: 5 - 6 quả (tùy khẩu vị ăn chua nhà bạn)
- Nước dừa: 1 bát tô
- Khoai sọ: 500gr
- Rau muống: 1 mớ
- Rau ngổ hương, hành khô, tỏi, gừng, rượu, ớt, sả, mắm, muối, hạt nêm, gia vị.
Cách làm:
- Vịt mua về làm sạch bằng cách sát một lượt muối, rửa sạch với nước rồi lại sát gừng và rượu cho vịt đỡ bị hôi. Chặt thịt vịt thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp với một chút hạt nêm, mắm, gia vị và dầu ăn (cho thịt vịt được mềm).
- Khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, bổ đôi rồi ngâm vào nước cho ra bớt nhựa (cũng có thể luộc sơ qua khoai rồi bóc vỏ cho dễ). Sấu cạo bỏ vỏ, rửa sạch.
- Hành, tỏi và gừng lột (cạo) bỏ vỏ, băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái nhỏ. Sả rửa sạch, thái vát.
Làm nóng dầu ăn trong chảo rồi cho tất cả hành, tỏi, gừng, ớt, sả đã băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó cho thịt vịt vào xào cho tới khi thịt săn lại. Kế tiếp cho khoai sọ vào xào sơ qua.
- Chút thịt vịt đã được xào săn vào một chiếc nồi cùng sấu và nước dừa. Đun cho đến khi nước sôi thì hạ bớt lửa để ninh thịt vịt liu riu cho đến khi thịt chín mềm.
- Khi thịt vịt om sấu đã chín mềm, gạt thịt và khoai sang một bên rồi cho rau muống vào đun, thi thoảng dùng đũa trở đều và nhấn rau xuống để rau được chín đều. Cho rau ngổ hương đã thái nhỏ vào, đảo nhẹ. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Cháo vịt
Nguyên liệu:
- 1 con vịt xiêm.
- 500g gạo tấm ngon.
- Nước mắm, muối, đường.
- Gừng, hành tím nướng thơm.
Thực hiện:
- Gạo vo sạch, để ráo nước. Rang gạo trên lửa nhỏ cho đến khi gạo thật ráo, hạt có màu trong là được.
- Vịt rửa sạch với nước pha rượu trắng và gừng. Để ráo, cho vào nồi nước sôi, trụng cho vịt phồng căng, vớt ra, xả nước lạnh.
- Đun nước sôi, cho gừng, hành nướng vào nồi, nêm một chút nước mắm, muối, đường.
- Cho vịt vào luộc. Vịt chín, vớt ra để nguội, chặt miếng.
- Cho gạo tấm đã rang vào nước luộc vịt, nấu cho đến khi cháo chín.
- Ăn kèm bắp cải, bắp chuối bào mỏng, trộn dầu giấm, hành tím cắt mỏng, rau răm và nước mắm gừng, tùy theo khẩu vị của bạn nhé.
(Tổng hợp)
Ăn vặt với quẩy khoai tây
Nhâm nhi từng miếng quẩy khoai tây nóng hổi thật ngon và hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 1 kg khoai tây
- 1 quả trứng
- ¾ muỗng cà phê muối
- 250g bột mỳ
Cách làm:
Bước 1: Khoai tây rửa sạch, bổ làm đôi và luộc lên cho đến khi chín mềm.
Bước 2: Cho bột mỳ lên bàn nhào bột. Khoai tây đã được luộc chín vào vào máy chuyên nghiền khoai bằng tay và nghiền chúng thành bột, để cùng với bột mỳ. Thêm muối rồi trộn đều. Cho trứng vào và nhào nặn cho đến khi mịn. Bạn có thể cho thêm một ít bột mỳ vào. Bột sẽ sẵn sàng khi bạn không còn cảm thấy chúng dính vào tay nữa, nhưng vẫn mềm và mịn.
Bước 3: Nặn bột thành các đoạn nhỏ có đường kính 1cm (như trong hình) và dài khoảng 8cm.
Bước 4: Thả các miếng khoai tây vào chiên trong dầu thực vật nóng. Khi chín, vớt quẩy khoai tây ra rồi để ráo dầu trên giấy thấm và thưởng thức với một chút muối rắc lên trên.
Chúc các bạn ngon miệng!
Kẹo Sữa (Theo MM)
Nguyên liệu:
- 1 kg khoai tây
- 1 quả trứng
- ¾ muỗng cà phê muối
- 250g bột mỳ
Cách làm:
Bước 1: Khoai tây rửa sạch, bổ làm đôi và luộc lên cho đến khi chín mềm.
Bước 2: Cho bột mỳ lên bàn nhào bột. Khoai tây đã được luộc chín vào vào máy chuyên nghiền khoai bằng tay và nghiền chúng thành bột, để cùng với bột mỳ. Thêm muối rồi trộn đều. Cho trứng vào và nhào nặn cho đến khi mịn. Bạn có thể cho thêm một ít bột mỳ vào. Bột sẽ sẵn sàng khi bạn không còn cảm thấy chúng dính vào tay nữa, nhưng vẫn mềm và mịn.
Bước 3: Nặn bột thành các đoạn nhỏ có đường kính 1cm (như trong hình) và dài khoảng 8cm.
Bước 4: Thả các miếng khoai tây vào chiên trong dầu thực vật nóng. Khi chín, vớt quẩy khoai tây ra rồi để ráo dầu trên giấy thấm và thưởng thức với một chút muối rắc lên trên.
Chúc các bạn ngon miệng!
Kẹo Sữa (Theo MM)
Mua thịt ngan về đổi món
Lâu lâu mua thịt ngan về để thay đổi khẩu vị cho cả nhà nào!
Dạo này đi chợ nhìn thấy thức ăn gì cũng thấy ngán. Thịt lợn, thịt bò ăn mãi cũng chán, còn tôm, cá thì cũng chỉ ăn được một, hai hôm. Không biết có mẹ nào rơi vào trạng thái giống mình hôm nay không nhỉ, lướt được một vòng chợ rồi mà vẫn chẳng nghĩ ra được nên nấu món gì vừa ngon, lạ miệng, lại phải đảm bảo giá rẻ rẻ một chút.
Rẽ vào khu bán thịt gà, thịt vịt, nhưng mình lại quyết định mua thịt ngan. Trong các loại thịt gia cầm thì mình vẫn thích ăn ngan nhất, bởi nó không hôi như vịt mà thịt lại còn có vị thơm, ngọt rất khác biệt. Có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon từ thịt ngan như: bún ngan, miến ngan, thịt ngan xào lăn, ngan ninh măng, ngan nướng, ngan xào rau má, ngan luộc, ngan om sấu, ngan nấu chao, chả ngan…
Giá thịt ngan dĩ nhiên cũng đắt hơn thịt vịt, thịt gà công nghiệp rồi. Nếu thịt gà công ngiệp và thịt vịt ở ngoài chợ hôm nay có giá 60.000 – 65.000 đ/kg thì thịt ngan là 80.000 đ/kg. Tuy đắt thế nhưng nếu đem so sánh với thịt lợn, thịt bò, thịt gà ta… thì vẫn chưa là gì. Thịt lợn rẻ nhất cũng phải đến 90.000 đ/kg: thịt mông sấn, hoặc thịt ba chỉ: 95.000 đ/kg, còn lại đều có giá từ 100.000 – 130.000 đ/kg: thịt thăn, thịt nạc vai, chân giò, lưỡi, sườn non… Thịt bò dao động trong khoảng 180.000 – 230.000 đ/kg. Thịt gà ta sớm nay có giá 135.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg so với đầu tuần.
Tiện thể hôm nay mua ngan, mình mách với các mẹ một bí quyết để chọn được thịt ngan ngon. Các mẹ nên chọn con ngan dé, hơi già một chút cũng được cho thịt chắc và thơm. Chỉ nên chọn mua thịt của con ngan nào cỡ nhỏ, khoảng xấp xỉ 2kg thôi, bởi vì con ngan to từ 3 – 4kg rất dễ có nguy cơ là ngan nuôi công nghiệp, thịt vừa hôi, vừa nhão lại lắm mỡ, da dầy có khi đến cả phân. Một mẹo nhỏ nữa là con ngan nào có đầu càng to thì nguy cơ là ngan nuôi công nghiệp càng cao.
Với nửa con ngan hôm nay mua được mình sẽ làm hai món: thịt ngan xào xả ớt và ngan om dấm bỗng. Mình thích ngan một phần cũng bởi nó có đặc điểm là nhiều thịt hơn vịt. Mình lọc một ít thịt ngan để riêng ra cho món xào xả ớt, còn lại mình sẽ chặt miếng to cỡ 1/3 bàn tay người lớn rồi ướp với gia vị, đường, hạt tiêu, hành, tỏi và dấm bỗng. Dấm bỗng rất dễ tìm thấy ở chợ các mẹ ạ, cứ hỏi những hàng bán rau, dưa, cà… là thế nào cũng thấy. Chỉ cần mua vài nghìn dấm bỗng là được, nhưng nếu không có nó thì món ngan sẽ mất ngon, vừa dai, vừa không có cái vị chua thanh thanh ngọt ngọt, mà cũng chẳng thơm lừng lên được đâu.
Sau khi ướp khoảng 20 phút thì mình cho ngan vào nồi om. Thời gian om không cần lâu lắm, bởi vì dấm bỗng sẽ làm cho cả xương và thịt ngan mềm rất nhanh. Khi nào thấy có mùi thơm nức bốc lên, nước om ngan có màu trong trong, vàng vàng là món ăn đã thành phẩm. Món này có thể ăn với bánh mỳ, bún hoặc cơm đều được, đảm bảo gia đình các mẹ sẽ xơi hết cả nước lẫn cái cho mà xem.
Theo Eva
Dạo này đi chợ nhìn thấy thức ăn gì cũng thấy ngán. Thịt lợn, thịt bò ăn mãi cũng chán, còn tôm, cá thì cũng chỉ ăn được một, hai hôm. Không biết có mẹ nào rơi vào trạng thái giống mình hôm nay không nhỉ, lướt được một vòng chợ rồi mà vẫn chẳng nghĩ ra được nên nấu món gì vừa ngon, lạ miệng, lại phải đảm bảo giá rẻ rẻ một chút.
Rẽ vào khu bán thịt gà, thịt vịt, nhưng mình lại quyết định mua thịt ngan. Trong các loại thịt gia cầm thì mình vẫn thích ăn ngan nhất, bởi nó không hôi như vịt mà thịt lại còn có vị thơm, ngọt rất khác biệt. Có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon từ thịt ngan như: bún ngan, miến ngan, thịt ngan xào lăn, ngan ninh măng, ngan nướng, ngan xào rau má, ngan luộc, ngan om sấu, ngan nấu chao, chả ngan…
Giá thịt ngan dĩ nhiên cũng đắt hơn thịt vịt, thịt gà công nghiệp rồi. Nếu thịt gà công ngiệp và thịt vịt ở ngoài chợ hôm nay có giá 60.000 – 65.000 đ/kg thì thịt ngan là 80.000 đ/kg. Tuy đắt thế nhưng nếu đem so sánh với thịt lợn, thịt bò, thịt gà ta… thì vẫn chưa là gì. Thịt lợn rẻ nhất cũng phải đến 90.000 đ/kg: thịt mông sấn, hoặc thịt ba chỉ: 95.000 đ/kg, còn lại đều có giá từ 100.000 – 130.000 đ/kg: thịt thăn, thịt nạc vai, chân giò, lưỡi, sườn non… Thịt bò dao động trong khoảng 180.000 – 230.000 đ/kg. Thịt gà ta sớm nay có giá 135.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg so với đầu tuần.
Tiện thể hôm nay mua ngan, mình mách với các mẹ một bí quyết để chọn được thịt ngan ngon. Các mẹ nên chọn con ngan dé, hơi già một chút cũng được cho thịt chắc và thơm. Chỉ nên chọn mua thịt của con ngan nào cỡ nhỏ, khoảng xấp xỉ 2kg thôi, bởi vì con ngan to từ 3 – 4kg rất dễ có nguy cơ là ngan nuôi công nghiệp, thịt vừa hôi, vừa nhão lại lắm mỡ, da dầy có khi đến cả phân. Một mẹo nhỏ nữa là con ngan nào có đầu càng to thì nguy cơ là ngan nuôi công nghiệp càng cao.
Với nửa con ngan hôm nay mua được mình sẽ làm hai món: thịt ngan xào xả ớt và ngan om dấm bỗng. Mình thích ngan một phần cũng bởi nó có đặc điểm là nhiều thịt hơn vịt. Mình lọc một ít thịt ngan để riêng ra cho món xào xả ớt, còn lại mình sẽ chặt miếng to cỡ 1/3 bàn tay người lớn rồi ướp với gia vị, đường, hạt tiêu, hành, tỏi và dấm bỗng. Dấm bỗng rất dễ tìm thấy ở chợ các mẹ ạ, cứ hỏi những hàng bán rau, dưa, cà… là thế nào cũng thấy. Chỉ cần mua vài nghìn dấm bỗng là được, nhưng nếu không có nó thì món ngan sẽ mất ngon, vừa dai, vừa không có cái vị chua thanh thanh ngọt ngọt, mà cũng chẳng thơm lừng lên được đâu.
Sau khi ướp khoảng 20 phút thì mình cho ngan vào nồi om. Thời gian om không cần lâu lắm, bởi vì dấm bỗng sẽ làm cho cả xương và thịt ngan mềm rất nhanh. Khi nào thấy có mùi thơm nức bốc lên, nước om ngan có màu trong trong, vàng vàng là món ăn đã thành phẩm. Món này có thể ăn với bánh mỳ, bún hoặc cơm đều được, đảm bảo gia đình các mẹ sẽ xơi hết cả nước lẫn cái cho mà xem.
Theo Eva
Thursday, October 25, 2012
Vịt xào gừng ngon đặc biệt
Vừa ngon lại không khó làm, vịt xào gừng sẽ "chinh phục" cả gia đình bạn.
Nguyên liệu:
- Vịt: ½ con
- Hành hoa: 2 nhánh
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Hành tây: 1 củ
- Sả: 3 củ
Cách làm:
Bước 1: Vịt rửa sạch (có thể dùng rượu trắng để rửa khử mùi hôi). Sau đó cho vào nồi luộc với vài miếng sả. Luộc sơ qua.
Bước 2: Rửa sạch rau củ: hành tây cắt múi cau, hành khô đập dập, sả thái nhỏ, gừng một miếng đập dập băm nhỏ, 1 miếng thái chỉ. Hành hoa cắt khúc.
Bước 3: Vớt vịt ra đĩa để ráo rồi chặt miếng vừa ăn.
Bước 4: Ướp vịt với hành, gừng băm nhỏ, bột nêm, dầu hào. Trộn đều. Ướp trong vòng 20 phút.
Bước 5: Đặt chảo lên bếp cho dầu ăn vào xào với sả. Tiếp đến cho vịt vào xào. Hạ lửa để vịt săn lại, chín mềm. Nêm mắm cùng dầu hào để miếng thịt vịt được đậm đà (có thể cho một chút xíu nước để vịt được chín).
Bước 6: Cho hành tây vào đảo nhanh tay với lửa lớn.
Bước 7: Cuối cùng cho hành hoa, gừng thái chỉ vào, nêm mì chính, tắt bếp. Cho vịt xào gừng ra đĩa và thưởng thức.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Hương Quý(Eva)
Nguyên liệu:
- Vịt: ½ con
- Hành hoa: 2 nhánh
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Hành tây: 1 củ
- Sả: 3 củ
Cách làm:
Bước 1: Vịt rửa sạch (có thể dùng rượu trắng để rửa khử mùi hôi). Sau đó cho vào nồi luộc với vài miếng sả. Luộc sơ qua.
Bước 2: Rửa sạch rau củ: hành tây cắt múi cau, hành khô đập dập, sả thái nhỏ, gừng một miếng đập dập băm nhỏ, 1 miếng thái chỉ. Hành hoa cắt khúc.
Bước 3: Vớt vịt ra đĩa để ráo rồi chặt miếng vừa ăn.
Bước 4: Ướp vịt với hành, gừng băm nhỏ, bột nêm, dầu hào. Trộn đều. Ướp trong vòng 20 phút.
Bước 5: Đặt chảo lên bếp cho dầu ăn vào xào với sả. Tiếp đến cho vịt vào xào. Hạ lửa để vịt săn lại, chín mềm. Nêm mắm cùng dầu hào để miếng thịt vịt được đậm đà (có thể cho một chút xíu nước để vịt được chín).
Bước 6: Cho hành tây vào đảo nhanh tay với lửa lớn.
Bước 7: Cuối cùng cho hành hoa, gừng thái chỉ vào, nêm mì chính, tắt bếp. Cho vịt xào gừng ra đĩa và thưởng thức.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Hương Quý(Eva)
Thịt ba chỉ chiên sả ớt - món ngon đưa cơm
Món này rất đơn giản nhưng lại đưa cơm cực kỳ bởi hương thơm của sả và vị cay của ớt, bạn có thể chấm kèm với bột canh ớt pha nước cốt chanh nếu thích.
Nguyên liệu:
- 200g thịt ba chỉ
- Vài nhánh sả
- ½ muỗng ớt bột
- 1-2 quả ớt tươi.
Cách làm:
Thịt ba chỉ rửa sạch để ráo nước thoa đều hai mặt với bột canh, ớt bột, một nửa lượng sả.
Ướp 30 phút hoặc lâu hơn cho ngấm gia vị.
Chẻ sợi 1/2 chỗ sả còn lại.
Phi thơm sả cùng với dầu ăn đến khi hơi vàng thì vớt ra bát, để riêng.
Dùng dầu ăn đã phi thơm sả để chiên thịt.
Khi chiên thịt bạn nhớ để lửa thật nhỏ, đậy vung để cho thịt được chín đều cả trong lẫn ngoài.
Thịt chín có màu vàng nâu đẹp bạn lấy ra để khoảng 10 phút cho bớt nóng thái miếng vừa ăn là được.
Món ăn được "nhái" theo cách chế biến của người Hàn Quốc nhưng đơn giản hơn nhiều. Bạn có thể thực hiện món thịt ba chỉ này trong các bữa tiệc, liên hoan với bạn bè cuối năm ngay tại nhà của mình.
Theo Đẹp
Nguyên liệu:
- 200g thịt ba chỉ
- Vài nhánh sả
- ½ muỗng ớt bột
- 1-2 quả ớt tươi.
Cách làm:
Thịt ba chỉ rửa sạch để ráo nước thoa đều hai mặt với bột canh, ớt bột, một nửa lượng sả.
Ướp 30 phút hoặc lâu hơn cho ngấm gia vị.
Chẻ sợi 1/2 chỗ sả còn lại.
Phi thơm sả cùng với dầu ăn đến khi hơi vàng thì vớt ra bát, để riêng.
Dùng dầu ăn đã phi thơm sả để chiên thịt.
Khi chiên thịt bạn nhớ để lửa thật nhỏ, đậy vung để cho thịt được chín đều cả trong lẫn ngoài.
Thịt chín có màu vàng nâu đẹp bạn lấy ra để khoảng 10 phút cho bớt nóng thái miếng vừa ăn là được.
Món ăn được "nhái" theo cách chế biến của người Hàn Quốc nhưng đơn giản hơn nhiều. Bạn có thể thực hiện món thịt ba chỉ này trong các bữa tiệc, liên hoan với bạn bè cuối năm ngay tại nhà của mình.
Theo Đẹp
Nấm xào ngũ vị - làm siêu tốc, ăn cực ngon!
Món này rất bắt cơm ở mùi thơm của sả bám vào từng miếng nấm và mùi của ngũ vị hương nồng nàn hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 200g nấm đùi gà
- 30g sả bằm
- 1 khúc tỏi tây
- Gia vị: tiêu, nước tương, đường, bột ngũ vị hương.
Bước 1:
Nấm đùi gà rửa sạch, để ráo, dùng tay tước thành những miếng nhỏ theo chiều dọc của nấm.
Bước 2:
Tỏi tây rửa sạch, xắt lát mỏng.
Bước 3:
Làm nóng chảo trên bếp với 3 - 4 thìa dầu ăn, cho tỏi tây vào đảo cho đến khi thấy mùi thơm.
Bước 4:
Thêm sả bằm vào, đảo đến khi sả hơi vàng, bạn không cần chờ sả vàng vì khi cho nấm vào xào thêm đến lúc nấm chín sả sẽ bị cháy, gây đắng.
Bước 5:
Nêm xì dầu, đường, bột ngũ vị hương vào xào đến khi nấm khô hẳn, chuyển thành màu vàng nâu của bột ngũ vị hương thì nêm lại vừa ăn, rắc tiêu và tắt bếp.
Lấy ra đĩa, ăn nóng với cơm.
Món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng rất bắt cơm ở mùi thơm của sả bám vào từng miếng nấm, mùi của ngũ vị hương nồng nàn hấp dẫn làm cho bữa ăn chay của bạn không nhàm chán mà trở nên cực kỳ hấp dẫn.
Chúc các bạn ngon miệng và thành công
Theo afamily
Nguyên liệu:
- 200g nấm đùi gà
- 30g sả bằm
- 1 khúc tỏi tây
- Gia vị: tiêu, nước tương, đường, bột ngũ vị hương.
Bước 1:
Nấm đùi gà rửa sạch, để ráo, dùng tay tước thành những miếng nhỏ theo chiều dọc của nấm.
Bước 2:
Tỏi tây rửa sạch, xắt lát mỏng.
Bước 3:
Làm nóng chảo trên bếp với 3 - 4 thìa dầu ăn, cho tỏi tây vào đảo cho đến khi thấy mùi thơm.
Bước 4:
Thêm sả bằm vào, đảo đến khi sả hơi vàng, bạn không cần chờ sả vàng vì khi cho nấm vào xào thêm đến lúc nấm chín sả sẽ bị cháy, gây đắng.
Bước 5:
Nêm xì dầu, đường, bột ngũ vị hương vào xào đến khi nấm khô hẳn, chuyển thành màu vàng nâu của bột ngũ vị hương thì nêm lại vừa ăn, rắc tiêu và tắt bếp.
Lấy ra đĩa, ăn nóng với cơm.
Món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng rất bắt cơm ở mùi thơm của sả bám vào từng miếng nấm, mùi của ngũ vị hương nồng nàn hấp dẫn làm cho bữa ăn chay của bạn không nhàm chán mà trở nên cực kỳ hấp dẫn.
Chúc các bạn ngon miệng và thành công
Theo afamily
Cuối mùa chanh đào, mua ngay kẻo hết
Mua chanh đào về ngâm để làm si rô trị ho trong những ngày đông sắp tới.
Chanh đào sắp hết mùa, thế nhưng ở các một số chợ và dọc các con đường lớn vẫn còn thấy bán khá nhiều. Giá chanh đào dao động trong khoảng 45.000 – 60.000 đ/kg, tùy theo kích thước quả to, nhỏ và chất lượng chanh nữa. Thông thường thì loại khoảng 15 quả/kg có giá 55.000 đ/kg, loại khoảng 17 – 20 quả/kg có giá 50.000 đ/kg.
Được nhiều người mách rằng quả chanh đào ngâm với mật ong và đường phèn là một bài thuốc cực kỳ hữu hiệu để trị ho cho cả gia đình, vì vậy hôm nay mình cũng mua một ít chanh về ngâm. Mùa đông năm nào nhà mình cũng có người bị cảm cúm, ho và viêm họng. Mình tranh thủ ngâm luôn để tới mùa đông còn dùng cho kịp.
Mình chọn những quả chanh đào đã chín, vỏ mỏng, có màu vàng hanh và nhất định phải thật tươi thì mới có chứa nhiều tinh dầu ở vỏ. Thường thì ruột chanh đào phải có màu hồng đào, nhưng cũng có một số quả ruột lại mang màu vàng nghệ. Cho dù là màu gì thì ruột chanh đào cũng rất thơm, có thể dễ dàng phân biệt được ngay lập tức với các loại chanh khác.
Ở nhà mình đã có 1 lít mật ong rừng, vì vậy mình mua khoảng 1 – 1,2kg chanh đào về ngâm là vừa. Mình mua thêm 0,5kg đường phèn với giá 55.000 đ/kg. Cách ngâm loại si rô này rất dễ mà cũng không mất nhiều thời gian lắm đâu. Đầu tiên, mình rửa chanh thật sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
Mình cắt chanh thành từng lát, tùy vào độ to, nhỏ của quả mà cắt cho phù hợp các mẹ nhé. Thường thì mình hay cắt 1 quả chanh thành 4 – 5 lát. Các mẹ chú ý giữ lại cả hạt chanh nhé, vì loại si rô chữa ho này ngâm cả hạt mới tốt. Tiếp theo, mình đập nhỏ đường phèn, rồi cho một lớp đường vào lọ, sau đó cho một lớp chanh, rồi lại đến một lớp đường…, cứ như vậy cho đến hết. Cuối cùng, mình đổ mật ong vào trong lọ rồi lấy vỉ nan hoặc một vật dụng gì đó gài lên miệng lọ để ngăn không cho miếng chanh bị nổi lên trên mặt, bởi vì nếu nổi lên thì chanh sẽ bị mốc, nổi váng hoặc thối hỏng.
Một vài điểm chú ý nho nhỏ: các mẹ nên dùng bình thủy tinh để ngâm chanh, chọn bình có kích thước to hơn lượng chanh ngâm một chút, bởi vì sau một khoảng thời gian thì bình sẽ lên men, nước chanh tiết ra nhiều nên nếu đầy quá thì có thể sẽ bị tràn ra ngoài. Các mẹ không nên bịt miệng bình quá kín, nên cất ở những nơi khô ráo, thoáng mát (không được để vào tủ lạnh). Thời gian đầu các mẹ nên kiểm tra lọ si rô thường xuyên và hớt hết bọt đổ đi, bởi vì những ngày đầu lọ chanh ngâm sẽ bị sủi bọt hên trên bề mặt. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, ban đầu chanh có vị hơi đắng do còn tươi, nhưng càng để lâu thì chanh càng ngấm và có vị chua chua ngọt ngọt như ômai vậy.
Xong món chanh đào làm thuốc, mình mua thêm một ít thực phẩm cho cả ngày. Cánh gà có giá 8.000 đ/lạng, tôm giá 14.000 đ/lạng, mồng tơi 4.000 đ/mớ, nấm rơm: 10.000 đ/lạng, cua: 15.000 đ/lạng, rau đay: 3.000 đ/mớ, mướp hương: 20.000 đ/kg, cà chua: 15.000 đ/kg, susu: 9.000 đ/kg.
Theo Eva
Chanh đào sắp hết mùa, thế nhưng ở các một số chợ và dọc các con đường lớn vẫn còn thấy bán khá nhiều. Giá chanh đào dao động trong khoảng 45.000 – 60.000 đ/kg, tùy theo kích thước quả to, nhỏ và chất lượng chanh nữa. Thông thường thì loại khoảng 15 quả/kg có giá 55.000 đ/kg, loại khoảng 17 – 20 quả/kg có giá 50.000 đ/kg.
Được nhiều người mách rằng quả chanh đào ngâm với mật ong và đường phèn là một bài thuốc cực kỳ hữu hiệu để trị ho cho cả gia đình, vì vậy hôm nay mình cũng mua một ít chanh về ngâm. Mùa đông năm nào nhà mình cũng có người bị cảm cúm, ho và viêm họng. Mình tranh thủ ngâm luôn để tới mùa đông còn dùng cho kịp.
Mình chọn những quả chanh đào đã chín, vỏ mỏng, có màu vàng hanh và nhất định phải thật tươi thì mới có chứa nhiều tinh dầu ở vỏ. Thường thì ruột chanh đào phải có màu hồng đào, nhưng cũng có một số quả ruột lại mang màu vàng nghệ. Cho dù là màu gì thì ruột chanh đào cũng rất thơm, có thể dễ dàng phân biệt được ngay lập tức với các loại chanh khác.
Ở nhà mình đã có 1 lít mật ong rừng, vì vậy mình mua khoảng 1 – 1,2kg chanh đào về ngâm là vừa. Mình mua thêm 0,5kg đường phèn với giá 55.000 đ/kg. Cách ngâm loại si rô này rất dễ mà cũng không mất nhiều thời gian lắm đâu. Đầu tiên, mình rửa chanh thật sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
Mình cắt chanh thành từng lát, tùy vào độ to, nhỏ của quả mà cắt cho phù hợp các mẹ nhé. Thường thì mình hay cắt 1 quả chanh thành 4 – 5 lát. Các mẹ chú ý giữ lại cả hạt chanh nhé, vì loại si rô chữa ho này ngâm cả hạt mới tốt. Tiếp theo, mình đập nhỏ đường phèn, rồi cho một lớp đường vào lọ, sau đó cho một lớp chanh, rồi lại đến một lớp đường…, cứ như vậy cho đến hết. Cuối cùng, mình đổ mật ong vào trong lọ rồi lấy vỉ nan hoặc một vật dụng gì đó gài lên miệng lọ để ngăn không cho miếng chanh bị nổi lên trên mặt, bởi vì nếu nổi lên thì chanh sẽ bị mốc, nổi váng hoặc thối hỏng.
Một vài điểm chú ý nho nhỏ: các mẹ nên dùng bình thủy tinh để ngâm chanh, chọn bình có kích thước to hơn lượng chanh ngâm một chút, bởi vì sau một khoảng thời gian thì bình sẽ lên men, nước chanh tiết ra nhiều nên nếu đầy quá thì có thể sẽ bị tràn ra ngoài. Các mẹ không nên bịt miệng bình quá kín, nên cất ở những nơi khô ráo, thoáng mát (không được để vào tủ lạnh). Thời gian đầu các mẹ nên kiểm tra lọ si rô thường xuyên và hớt hết bọt đổ đi, bởi vì những ngày đầu lọ chanh ngâm sẽ bị sủi bọt hên trên bề mặt. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, ban đầu chanh có vị hơi đắng do còn tươi, nhưng càng để lâu thì chanh càng ngấm và có vị chua chua ngọt ngọt như ômai vậy.
Xong món chanh đào làm thuốc, mình mua thêm một ít thực phẩm cho cả ngày. Cánh gà có giá 8.000 đ/lạng, tôm giá 14.000 đ/lạng, mồng tơi 4.000 đ/mớ, nấm rơm: 10.000 đ/lạng, cua: 15.000 đ/lạng, rau đay: 3.000 đ/mớ, mướp hương: 20.000 đ/kg, cà chua: 15.000 đ/kg, susu: 9.000 đ/kg.
Theo Eva
Wednesday, October 24, 2012
Hướng dẫn cách làm Dứa Xiên Que Nướng
Vào những ngày hè nóng bức, bạn có thể dùng loại trái cây này làm thức uống giải nhiệt, giải khát hay chế biến thành các món ăn mặn, ngọt tùy thích.
Nguyên Liệu:
- 400g thịt bò thăn
- 150g hành tây
- 1 quả dứa (500-600g)
- 100g ớt chuông đỏ
- 2 thìa súp dầu hào
- 1 thìa cà-phê bột gia vị
- 1 thìa cà-phê hạt nêm
- 1/5 thìa cà-phê tiêu
- Dầu ăn.
- Bò thăn thái miếng vuông quân cờ 1,5x1,5cm, ướp bột gia vị, hạt nêm, tiêu, dầu hào và dầu ăn.
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông cỡ thịt bò.
- Ớt chuông đỏ bỏ cuống và hạt, thái miếng vuông.
- Dứa gọt vỏ, khứa bỏ mắt, thái miếng vuông.
- Bạn dùng xiên inox hoặc xiên tre xiên lần lượt ớt, bò, dứa, hành tây vào gần đến dầu xiên thì dừng lại.
- Than hoa quạt hồng, cho xiên dứa, thịt bò lên nướng chín vàng.
- Cho xiên dứa nướng ra đĩa, dùng kèm với tương ớt.
- Muốn thịt bò nướng được mềm, trước khi nướng bạn có thể ướp với một chút nước dứa ép (1 thìa súp)
- Để tăng hương vị cho món ăn, khi nướng bạn phết bơ đều lên mặt thực phẩm.
Thực Hiện:
Mách bạn:
Sườn om nước dừa nóng hổi
Hương vị thơm ngon của món sườn om khiến bữa cơm thêm hấp dẫn. Mon an mang hương vị riêng của ẩm thực Việt Nam.
Nguyên liệu:
- Sườn non: 250 g
- Nước dừa: 1 quả
- Hành, tỏi khô: 1 củ
- Gia vị: Đường, dầu ăn, mắm, dầu hào, bột nêm, mì chính.
Cách làm:
Bước 1: Sườn non rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp sườn với tỏi, hành băm; ½ thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa mắm ngon.
Bước 2: Trộn đều hỗn hợp và ướp sườn trong vòng 20 phút để sườn ngấm gia vị.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp cho 1 thìa cà phê dầu ăn cùng 2 thìa cà phê đường vào đảo đều tay đến khi đường chuyển màu nâu.
Bước 4: Cho sườn vào đảo đến khi sườn vàng và săn lại.
Bước 5: Đổ 1 bát nước dừa vào sườn và om nhỏ lửa.
Bước 6: Khi nước trong sườn cạn, kiểm tra sườn đã vừa miệng chưa. Có thể thêm gia vị tùy theo khẩu vị.
Bước 7: Cuối cùng gắp sườn ra đĩa và thưởng thức với cơm nóng. Sườn om nước dừa có độ mềm, thơm ăn rất ngon.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Hương Quý(Eva)
Nguyên liệu:
- Sườn non: 250 g
- Nước dừa: 1 quả
- Hành, tỏi khô: 1 củ
- Gia vị: Đường, dầu ăn, mắm, dầu hào, bột nêm, mì chính.
Cách làm:
Bước 1: Sườn non rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp sườn với tỏi, hành băm; ½ thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa mắm ngon.
Bước 2: Trộn đều hỗn hợp và ướp sườn trong vòng 20 phút để sườn ngấm gia vị.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp cho 1 thìa cà phê dầu ăn cùng 2 thìa cà phê đường vào đảo đều tay đến khi đường chuyển màu nâu.
Bước 4: Cho sườn vào đảo đến khi sườn vàng và săn lại.
Bước 5: Đổ 1 bát nước dừa vào sườn và om nhỏ lửa.
Bước 6: Khi nước trong sườn cạn, kiểm tra sườn đã vừa miệng chưa. Có thể thêm gia vị tùy theo khẩu vị.
Bước 7: Cuối cùng gắp sườn ra đĩa và thưởng thức với cơm nóng. Sườn om nước dừa có độ mềm, thơm ăn rất ngon.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Hương Quý(Eva)
Subscribe to:
Posts (Atom)